Trang chủ / Tin Doanh Nghiệp / HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TƯ SANG

HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TƯ SANG



Nói đến Tư Sang là nói đến thương hiệu đã không còn quá xa lạ với bà con nông dân ở lĩnh vực máy móc, thiết bị phục vụ canh tác nông nghiệp hiện đại tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và đông đảo người nông dân Việt Nam nói chung. 


1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH MTV Tư Sang

 

Công ty TNHH MTV Tư Sang (gọi tắt là công ty Tư Sang) được hình thành và phát triển từ năm 1979, tiền thân là cơ sở Tư Sang. Công việc thuở bắt đầu chủ yếu là sửa chữa máy móc, công cụ nông nghiệp giúp đỡ bà con nông dân vùng Nam Bộ. Mãi cho đến những năm 1986 khi cuộc Cách mạng đổi mới diễn ra - đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực quan trọng. Trong đó không thể thiếu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp định hướng công nghiệp hóa. Với khởi đầu là giai đoạn sản xuất máy tuốt lúa (máy phóng lúa) cung cấp cho các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ và sau này vươn xa vượt biên giới của nước bạn Campuchia với sản lượng từ vài trăm chiếc đến vài nghìn chiếc. 

 

Quá trình hội nhập quốc tế đã đưa các loại máy móc nông nghiệp tiên tiến của các nước trên thế giới từ Nhật, Trung Quốc vào Việt Nam nhiều hơn. Năm 2005, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) của Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam, mở ra thời kỳ cơ giới hóa cây lúa ở nước ta. Trước tình hình đó vào năm 2006, cơ sở Tư Sang bắt đầu chuyển đổi, nghiên cứu và phát triển máy gặt đập liên hợp để bắt kịp xu hướng chung. Đến năm 2007, máy GĐLH thương hiệu Tư Sang đã chính thức tham gia thị trường đề bước bởi Cuộc thi máy Gặt đập liên hợp vùng ĐBSCL. Kết quả đạt giải Khuyến khích và được bà con các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh miền Trung - Bắc đánh giá cao và tin dùng - đánh dấu bước ngoặt mang thương hiệu Tư Sang vươn xa đến tay tất cả người nông dân trên toàn quốc. Đó là động lực to lớn để cơ sở Tư Sang phấn đấu, học hỏi và phát triển máy GĐLH. Trong những năm tiếp theo, máy GĐLH Tư Sang đã ngày càng được hoàn thiện và chất lượng ngày càng được nâng cao. Điều này đã được kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng thông qua các hội thi từ năm 2008-2012. 

 

Từ đó đến nay, công ty Tư Sang luôn học hỏi các công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới thông qua các loại máy GĐLH ngoại nhập hoặc Việt Nam để luôn phát triển tìm ra các giải pháp tốt nhất với kỳ vọng máy GĐLH Tư Sang sẽ tiện hơn, năng suất cao hơn, ít tiêu hao nhiên liệu hơn, ít thất thoát lúa ra ngoài đồng ruộng hơn, lúa sạch hơn và đặc biệt là phù hợp với đồng ruộng Việt Nam.

 

Công ty Tư Sang rất trân trọng và biết ơn tất cả mọi người đã đồng hành cùng công ty trong suốt thời gian dài từ thuở khai sinh cho đến nay. Tập thể công ty mong muốn luôn phát triển không ngừng và luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để phục vụ khách hàng một cách chỉn chu nhất vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người lao động Việt Nam. 

 

2. Những thành tựu công ty Tư Sang đã chinh phục được:


Kỹ sư Đoàn Văn Son, Phó phòng Nông nghiệp huyện Cái Bè từng động viên rất nhiều về người “kỹ sư chân đất” Tư Sang như sau: “Ông Tư Sang rất say mê việc nghiên cứu máy móc. Vừa rồi, tuy máy gặt đập liên hợp chưa hoàn chỉnh nhưng đem đi dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp Khu vực ông Tư đoạt giải Khuyến khích. Trong ngành nông nghiệp, Hội đồng khoa học kỹ thuật Huyện đang hỗ trợ ông Tư Sang hoàn thiện cái máy này để đưa vào sản xuất”. Để rồi kết quả là hàng loạt các danh hiệu đáng tự hào và ngày càng bay xa hơn sau đó: 
 

  • Năm 2008: Đạt giải nhất hội thi máy GĐLH vùng ĐBSCL tổ chức tại Đồng Tháp
  • Năm 2009: Đạt giải nhì hội thi máy GĐLH vùng ĐBSCL tổ chức tại An Giang

 

A close-up of a document<br><br>Description automatically generated with medium confidence

 

  • Năm 2010: Đạt giải nhì hội thi máy GĐLH vùng ĐBSCL tổ chức tại Sóc Trăng
  • Năm 2011: Đạt giải nhất hội thi máy GĐLH các tỉnh phía Nam tổ chức tại tỉnh Bình Định


Text<br><br>Description automatically generated

 

  • Năm 2012: Đạt giải nhất hội thi máy GĐLH các tỉnh phía Bắc tổ chức tại Hà Nội

 

Text<br><br>Description automatically generated

 

  • Quyết Định Cấp quyền sử dụng dấu hiệu Chứng Nhận Thương Hiệu Việt Uy Tín 2013 

 

Text<br><br>Description automatically generated with low confidence

 

 

3. Hành trình ra đời của máy gặt đập liên hợp đồng hành cùng người nông dân:

Nền tảng tinh thần và sự thành công của máy GĐLH Tư Sang được bắt đầu thật đơn giản với những lời tâm huyết của Ông Tư Sang - người sáng lập thương hiệu bộc bạch chân thật: “Tôi theo đuổi nghề nông nghiệp này cũng lâu cho nên nông dân có nhu cầu thì mình nghiên cứu để giúp bà con. Bây giờ làm được cái máy này rồi nhưng nông dân yêu cầu làm loại máy nhỏ hơn cho nó gọn nhẹ. Qua quá trình nghiên cứu chế tạo, nếu đưa dụng cụ thô sơ vô thì ảnh hưởng cho nông dân dữ lắm, nên tôi đang tìm nguồn hàng tốt để làm loại máy nhỏ hơn mà cũng tiện ích hơn”.

 

Mọi giấc mơ lớn đều khởi sự bởi mong muốn tốt đẹp và chân thật nhất. Người "Kỹ sư chân đất" Tư Sang cũng như thế. Vậy Tư Sang là ai? 

 

Ông Tư Sang tên thật là Nguyễn Văn Lang, năm nay đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề cơ khí. Trước giải phóng ông làm thợ sửa chữa máy cày cho một cơ sở gần nhà. Sau giải phóng ông mở một tiệm cơ khí nhỏ chuyên sửa chữa công cụ giúp đỡ cho bà con gần xa. Đến năm 1980, ông sắm được một chiếc máy tuốt lúa đi tuốt thuê ở khắp nơi trong huyện để học hỏi được kinh nghiệm thực chiến nhằm tạo ra được những chiếc máy của riêng mình. Là người xuất thân từ việc đồng áng, đồng hành và gần gũi nhất với người nông dân, thấu rõ nỗi cực khổ đè nặng trên vai họ nên Ông Tư Sang luôn nung nấu, ấp ủ giấc mơ về một chiếc máy vừa gặt vừa tuốt lúa được tạo ra bởi chính bàn tay người Việt. Ý tưởng về chiếc máy đa năng đã được thai nghén từ năm 1990 như thế, với mong ước giúp giảm bớt phần nào áp lực cho người nhà nông để mỗi hạt thóc hạt gạo nơi quê nhà sẽ vơi đi vị mặn của mồ hôi. Hay rộng hơn là được góp chung một cánh tay nhỏ bé vào sự phát triển bền vững, kết hợp công nghệ hiện đại vào nghề trồng lúa nước đã gắn bó hàng ngàn năm với con người Bách Việt. 

 

Con người “yêu đất yêu ruộng” ấy đã nỗ lực tham khảo nhiều loại máy móc ở khắp mọi nơi, tìm tòi học hỏi, đọc sách vở. Nhất là khi máy GĐLH của Trung Quốc, Nhật Bản đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ sớm. Ông chiêm nghiệm sâu sắc và đúc kết ưu nhược điểm của từng loại máy ngoại nhập, so sánh giá cả, tìm hiểu chất lượng, chất liệu vật tư, phụ tùng thay thế và độ tương thích của máy với các loại địa hình, loại đất tại ruộng đồng ở Việt Nam. Chính từ máy nhập khẩu ông đã học hỏi và tự đúc kết cho bản thân bài học và đưa ra cách áp dụng để tự chế tạo loại máy của riêng mình - mang đậm dấu ấn tự hào của con người Việt Nam. Ban đầu giai đoạn thử nghiệm nhưng máy vẫn không vận hành được, ông phải “xin” gặt lúa nhờ cho nông dân để thử nghiệm, nhiều lần phải bồi thường vì không thu hoạch được lúa do hạt lúa đã theo rơm ra ngoài hết. 

 

Kết quả sau hơn 10 năm miệt mài, cặm cụi, say mê nghiên cứu các loại máy móc trên đồng ruộng, ông đã thành công. Năm 2006, sau nhiều lần cải tạo, sau bao lần thất bại, chiếc máy GĐLH đầu tiên ra đời trong niềm vui và sự tự hào biết bao của “người kỹ sư chân đất” ấy và xa hơn là niềm hân hoan chung của bà con nông dân khi được mua máy GĐLH chất lượng với giá cả vô cùng phải chăng. Song chất lượng cao chẳng kém hàng ngoại nhập, dễ tiếp cận và sửa chữa hơn. Mặt khác đương nhiên máy cũng đã được điều chỉnh để khắc phục hầu hết các vấn đề mà máy ngoại nhập gặp phải.

 

Ông Tư Sang bộc bạch trong niềm vui: “Sở dĩ máy của cơ sở tạo được niềm tin của nông dân, được ưa chuộng là nhờ chất lượng vượt trội mà giá chỉ tương đương máy nhập từ Trung Quốc. Là một người gắn bó cả đời với nghề cơ khí, ông Tư Sang đã bỏ ra hàng chục năm trời nghiên cứu những nhược điểm của máy Trung Quốc để cho ra đời sản phẩm hoàn thiện hơn. Mình gắn bó với đồng ruộng nước mình nên hiểu hơn họ, máy của mình phải có tính ứng dụng cao hơn họ”

 

4. Máy Công-Nông Việt Tự Hào Chất Lượng- Gắn Bó Chặt Chẽ Quá Trình Sản Xuất Người Nông Dân

 

Chuỗi các sản phẩm do Tư Sang đã và đang chế tạo, cung ứng trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp (ứng dụng cho cây lúa): 

 

1. Máy gặt đập liên hợp (máy thu hoạch)

A picture containing farm machine<br><br>Description automatically generated

2. Xe bồn, xe chở lúa (vận chuyển thành phẩm sau thu hoạch)


 

3. Xe cuốn rơm tự hành và thiết bị cuốn rơm gắn vào máy kéo (xử lý phụ phẩm sau thu hoạch)

 

A picture containing farm machine<br><br>Description automatically generated A picture containing orange, outdoor, colorful<br><br>Description automatically generated

 

4. Thiết bị xạ cụm (gieo trồng)

 

 

ThaiBinh Seed - Cẩm nang kỹ thuật gieo sạ lúa đạt năng suất cao nhất

 

5. Công Cuộc Cơ Giới Hóa Đưa Nông Nghiệp Việt Nam Vươn Xa-Sự Tiếp Nối Thế Hệ Trẻ Đầy Đam Mê


Khi con trai ông Tư Sang tốt nghiệp đại học khoa Cơ khí Đại học Bách khoa TP.HCM, người cha đã tốn nhiều công sức để “dụ dỗ” con mình trở về nối nghiệp của cha - tiếp tục phát triển các loại máy móc tiên tiến ứng dụng vào ngành nông nghiệp ở kỷ nguyên số 4.0 có thể chạy được trên đất lầy của ĐBSCL. Mặt khác tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân xứ này và xa hơn là các khu vùng cao gặp khó khăn trong việc tiếp cận được với hình thức canh tác hiện đại. Vì thế năm 2000, con trai ông - Cử nhân Nguyễn Hồng Thiện đã quyết định tốt nghiệp xong sẽ trở về quê nối nghiệp gia đình. 

 

Giờ đây đã qua hơn 20 năm, kể từ quyết định liều lĩnh ấy. Người cha Tư Sang với tâm huyết cả đời người đặt ở máy móc đã về hưu với sự tiếp nối của người con trai. Để rồi từ một công ty sản xuất máy móc tầm trung, Tư Sang đã ngày càng khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng của mình trên thị trường toàn quốc về lĩnh vực ứng dụng “Cơ khí hóa trong nông nghiệp hiện đại”. Ngày càng cho ra đời nhiều loại máy móc tân tiến, bắt kịp xu hướng chung và góp tay vào sự phát triển tiến bộ của xã hội về an sinh lương thực. Đồng thời giữ lửa truyền thống hỗ trợ hết mình người nông dân Việt Nam với các chính sách hỗ trợ tài chính, bảo hành tận tâm và tiêu chuẩn sản xuất chất lượng cao. 

 

Bởi lẽ suy cho cùng dù hoạt động trong lĩnh vực gì, chữ “Tâm” ở nghề, chữ “Tín” ở nghiệp đã trở thành xương sống, kim chỉ nam tiên quyết để Tư Sang có thể tồn tại và phát triển bền vững suốt hơn 40 năm qua. Một hành trình có thể vẫn còn rất khiêm tốn nhưng chắc chắn sẽ ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn khi có sự đồng hành của bà con nông dân, sự tin tưởng của khách hàng. Sẽ không quá xa khi nói ta có thể nhìn thấy bức tranh đầy tiềm năng khi mà nông nghiệp Việt Nam phát triển hiện đại, đời sống người dân ấm no, người nông dân Việt vơi bớt phần nào lo toan trên con đường “gieo hạt cho đời” để rồi một tương lai Việt Nam giàu đẹp, hùng cường, xưng tên cùng bạn bè quốc tế năm châu sẽ là hiện thực có thể chạm tới.