Trang chủ / Blog / TẠI SAO CẦN PHẢI CUỐN RƠM SAU THU HOẠCH?

TẠI SAO CẦN PHẢI CUỐN RƠM SAU THU HOẠCH?


Tới mùa thu hoạch lúa, trên khắp cánh đồng, sau khi những chiếc máy gặt đập liên hợp thu hoạch xong phần lúa trên đồng thì tiếp đó là từng chiếc máy cuộn rơm hoạt động liên tục, cuốn từng cọng rơm do máy gặt đập “nhả ra” thu lại thành cuộn tròn. Phần rơm cuộn được người nông dân dễ dàng vận chuyển dọc các con đường quê tới nơi tiêu thụ hay dự trữ tại các hộ gia đình với những lợi ích không ngờ.

 

Thực trạng thu hoạch rơm rạ sau thu hoạch tại Việt Nam như thế nào

 

Gần nay, việc ứng dụng cơ giới hóa bằng máy gặt đập liên hợp vào khâu thu hoạch lúa làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Thực tế lượng rơm rạ được tận dụng chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại do không có nhu cầu sử dụng nên dẫn đến tình trạng người dân đốt rơm, rạ trực tiếp trên cánh đồng, gây ra ô nhiễm môi trường và làm chai cứng đất, giảm khả năng giữ nước, giữ phân bón, làm tăng chi phí sản xuất…. đặc biệt là lãng phí phụ phẩm nông nghiệp. 

 

Để tránh lãng phí và phục vụ cho xu hướng phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo hướng liên kết chuỗi thì nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi là rất quan trọng. Ngoài trồng cỏ, trồng ngô sinh khối thì người dân có thể tận dụng nguồn rơm rạ như một nguồn cung phế phụ phẩm dồi dào và có giá trị thực dụng. 

 

Hiện nay, việc sử dụng máy cuốn thu gom rơm rạ là một bước đột phá sẽ góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ra ô nhiễm môi trường, giúp đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Đồng thời tận dụng tối đa rơm cuộn tạo nên các lợi ích kinh tế khác như làm thức ăn chăn nuôi trâu bò, phát triển nghề trồng nấm rơm…Góp phần tạo đà cho sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng ứng dụng công nghệ cao. 


Tác động tiêu cực của việc thu gom rơm thủ công đến việc canh tác


Hiện nay, việc thu gom rơm trên đồng ruộng bằng phương pháp thủ công sau khi thu hoạch lúa thường tốn nhiều chi phí về thuê nhân công và mất nhiều thời gian, vì thế một số bà con nông dân thường để lại rơm trên mặt ruộng và đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.

Việc chuẩn bị đất đảm bảo kỹ thuật gieo cấy đối với người dân thường gặp khó khăn, nhất là quá trình thu gom rơm. Nếu không thu gom rơm kịp thời, còn sót rơm thì sẽ cuốn vào trục máy làm đất. Hoặc thu gom rơm nhưng phần gốc rạ tươi còn nhiều, không phân hủy kịp, khi gieo hạt giống nằm trên lớp rạ sẽ bị chết (hiện tượng chết tót). Rơm rạ phân hủy trong điều kiện yếm khí còn tạo ra các khí độc như mêtan, sunfuahydro làm cây lúa bị ngộ độc, sinh trưởng kém, những nơi ảnh hưởng nặng có thể làm lúa chết…

Lợi ích kinh tế của việc cuốn rơm mang lại

Nhiều năm trở lại đây, rơm được người nông dân tận dụng triệt để, ngoài việc sử dụng làm nấm, rơm còn dùng giữ ẩm cho các loại rau màu, cây ăn trái, dùng làm chất đốt hay làm lương thực cho trâu, bò ăn. Rơm dễ thu hoạch cũng như bảo quản hơn là nhờ vào chiếc máy cuốn rơm tạo thành những cuộn rơm tròn đẹp mắt…

 

Tận dụng nguồn rơm sẵn có trên ruộng lúa sau thu hoạch, bà con nông dân thường dùng số rơm đó để làm nấm rơm, đậu, các loại rau màu. Hộ dân ít có bán rơm đi. Một số hộ khác cũng bán rơm tăng thêm thu nhập thay vì rơm đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường, nông dân bán các công rơm cũng có số tiền dùng cho các việc khác khi cần. 

Nhìn chung lại, mô hình máy cuộn rơm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và có lợi cho người sử dụng nguồn cung từ rơm. Vì vậy khả năng nhân rộng rất khả quan bởi sự ưu điểm vượt trội của các cuốn rơm. Với việc nhân rộng thêm mô hình máy cuộn rơm trên địa bàn huyện sẽ tạo ra tính cạnh tranh  giữa các chủ máy, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng từ hoạt động này.

 

Cuốn rơm sau thu hoạch có lợi ích gì cho việc canh tác của người nông dân 

 

Từ việc kết hợp giữa máy cuốn rơm đã xử lý khối lượng rơm rạ khá lớn sau mỗi vụ thu hoạch, mang lại những lợi ích trong việc trồng trọt. Ngoài là tăng thu nhập nhờ bán rơm, máy cuốn rơm còn xử lý triệt để gốc rạ, đảm bảo làm đất và gieo cấy kịp thời vụ, hạn chế lúa chết tót, tiết kiệm công dặm tỉa, giảm lượng phân bón vô cơ nhờ lượng phân hữu cơ cung cấp trở lại sau quá trình gốc rạ phân hủy.

Thông qua việc sử dụng máy cuốn rơm, người nông dân thấy việc làm đất chuẩn bị cho vụ gieo sạ mới tốt hơn, nhất là trong các tháng mùa mưa, không thể thu gom rơm hết bằng tay được. Chiếc máy cuộn rơm không những giúp việc cuộn rơm nhanh chóng và sạch hơn khiến việc cày xới đất rất thuận tiện, ruộng sạch rơm, không còn tốn công lao động đi nhặt nhạnh rơm cho sạch để xuống giống như trước kia. Mà đặc biệt không còn cảnh đốt rơm vào mùa nắng nóng, làm tăng nguy cơ cháy lan sang các ruộng lân cận chưa thu hoạch lúa. Thậm chí gây nguy hiểm cho các nhà dân ở gần ruộng lúa, kèm theo đó là khói bay mù mịt gây ô nhiễm môi trường nước, không khí… ảnh hưởng sức khỏe người dân. 

 

Máy cuốn rơm Tư Sang - Sự lựa chọn hàng đầu của người nông dân 

Với việc đưa máy cuốn rơm vào phục vụ sản xuất không những góp phần đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp mà còn tạo thuận lợi sử dụng rơm cuộn để phát triển nghề trồng nấm rơm theo hướng công nghệ cao, góp phần thực hiện thành công. Có thể nói từ hiệu quả của mô hình, trong thời gian tới việc đưa máy cuốn rơm vào phục vụ sản xuất sẽ được nhân rộng và phổ biến hơn nữa.  

Trong xu hướng chung đó, để đáp ứng nhu cầu của nông dân, Công ty Tư Sang đã và đang không ngừng cải tiến cung cấp cho thị trường các loại máy tân tiến từ máy tuốt lúa đến máy gặt đập liên hợp cải tiến. Và đặc biệt Công ty Tư Sang đã cho ra đời thế hệ thứ 4 của máy cuốn rơm tự hành TS-C850 với hệ thống lái thủy lực hỗ trợ nông dân trên mọi địa hình đồng ruộng.

Thế hệ thứ 4 máy cuốn rơm tự hành TS-C850 với 2 dòng máy lái cơ và lái thủy lực được cải thiện các tính năng mới: Động cơ công suất lớn trên 70hp, Nhông và sên lớn loại 60, Dàn chân xích 500 x 90 x 53, Loại 2 vòng bi có cốt rulô dài 35mm và cốt rulô còn lại 30mm…

https://lh4.googleusercontent.com/2PmS7mhf0dO40IjW5S8XyuVGL7HZLrDFjSueIAryr5ncYN_3XxZxZ0oaZc6xelAtFvkN49jp6JZEfOqe_GVTnQ1UdDyA-o5PBv-SzmUntNKUlnKfrcrz3Y5G1C3zMJTy2G1JxIKjme6RhmYybiWdXy0d8noNBP6_45qM00ngcp0RyLTKcfdRQALQSw

 

Thông số kỹ thuật: 

- Kích thước máy: 5000 x 2300 x 2700 (Dài x Rộng x Cao)

- Trọng lượng máy: 2500 kg

- Công suất động cơ: 100 HP

- Hệ thống chuyển động bằng xích cao su: 500 x 90 x53

(chiều rộng x bước xích x số bước xích)

- Hộp số truyền động: Số cơ, 6 số tiến - 2 số lùi

- Hệ thống lái: Thủy lực hoàn toàn

- Thùng chứa rơm: 50 cuộn

- Kích thước cuộn rơm: 500 x 700 cm (đường kính x chiều dài)

- Trọng lượng cuộn rơm: 12kg - 20kg

- Hàm lấy rơm: rộng 90 cm

- Năng suất: 70 cuộn - 150 cuộn/giờ

- Kiểu cắt rơm: dạng cơ (cần đập)

 

__________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ SANG

📍Ấp An Thạnh, Xã Đông Hòa Hiệp, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang

 0797979369

📧 [email protected]

 

 

Link Video Máy Cuốn Rơm