Trang chủ / Tin Doanh Nghiệp / HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG VỚI TƯ SANG

HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG VỚI TƯ SANG


Trong suốt quá trình kinh doanh và phát triển của một doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố được cân nhắc đặt lên hàng đầu nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đạt được doanh thu. Nhưng suy cho cùng chất lượng sản phẩm và cung cấp trải nghiệm sử dụng sản phẩm tốt nhất, chỉn chu nhất vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của một công ty. Hơn ai hết với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề Tư Sang là công ty hiểu rõ điều cốt lõi đó nhất - sự hài lòng của khách hàng luôn là niềm ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. 

Hành trình trải nghiệm của người dùng là gì?

 

Hành trình trải nghiệm khách hàng là toàn bộ quá trình trải nghiệm của khách hàng đối với một thương hiệu/ doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cố định hay còn là hành trình nỗ lực kết nối của 1 công ty với các đối tượng khách hàng. Quy trình gồm tất cả hoạt động từ lúc ban đầu khách biết đến thương hiệu kéo dài đến sau khi mua hàng. Trải nghiệm đó sẽ được khách hàng cảm nhận bằng tất cả mọi giác quan cũng như đánh giá sự tương tác qua lại của doanh nghiệp đối với họ là tốt hay không. Để rồi khách hàng sẽ đưa ra cảm nhận có đi đến quyết định tiếp tục gắn bó hay mua lại sản phẩm của công ty này hay không. 

 

Hành trình trải nghiệm khách hàng tại Tư Sang bao gồm 7 giai đoạn:


  • Khám phá: Tư Sang luôn tìm các phương pháp hiện đại để khách hàng biết đến các sản phẩm của mình thông qua các kênh truyền thông, phương thức tiếp thị phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Cân nhắc: Tiếp theo, nhiệm vụ của Tư Sang là cần tìm hiểu, nghiên cứu để biết được chính xác những nhu cầu và suy nghĩ của khách hàng nhằm đáp ứng mong muốn đó. Khách hàng sẽ lựa chọn ở lại hay rời đi phụ thuộc hoàn toàn vào những ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc với các sản phẩm của Tư Sang.
  • Đánh giá: Thông qua 1 loạt những nghiên cứu trực tuyến hoặc trực tiếp với những cảm nhận của khách hàng. Tư Sang luôn tiếp thu những đánh giá này tại bất kỳ lúc nào sau đó tiến hành đánh giá và phân tích.
  • Lựa chọn: Tiếp theo, khách hàng sẽ chính thức đưa ra lựa chọn mua để sử dụng các sản phẩm Tư Sang hay không thay vì trải nghiệm tại nơi khác. Tư Sang sẽ hỗ trợ bà con đưa ra quyết định phù hợp nhất với mong muốn nhờ những điểm khác biệt ở thương hiệu, sản phẩm có thể làm hài lòng bà con.
  • Mua hàng: Khi khách hàng thực hiện việc mua sản phẩm máy móc tại Tư Sang, Tư Sang bắt buộc phải tìm hiểu được những cảm nhận của khách ngay tại thời điểm mua như thế nào.
  • Sử dụng: Khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm, Tư Sang buộc phải thấu hiểu được trải nghiệm của khách đối với các sản phẩm đó như thế nào? Tích cực hay tiêu cực? Có gì cần sửa đổi những gì để tốt hơn không?
  • Ủng hộ: Tư Sang luôn mong muốn nỗ lực cải thiện quá trình trải nghiệm sản phẩm sau khi mua hàng của khách thật tốt để có được sự giới thiệu của khách hàng về sản phẩm cho bạn bè, người thân. Nếu sản phẩm và hoạt động chăm sóc khách hàng của Tư Sang đủ tốt thì đây sẽ là cách tiếp thị truyền miệng vừa hiệu quả vừa có mức độ tin cậy cao lại giúp công ty có thêm nhiều cơ hội được hỗ trợ bà con nông dân.

Sứ Mệnh và Định hướng của Công ty Tư Sang: 

 

Sứ Mệnh 


  • Tạo ra những sản phẩm máy móc thiết bị phù với mọi địa hình đồng ruộng Việt Nam.
  • Sáng tạo ra nhiều máy đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thực tế, năng suất ổn định, ít hao mòn và giảm chi phí bảo trì sửa chữa.
  • Luôn lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo lòng tin vững chắc, gắn bó với cánh đồng của người nông dân.
  • Mang đến giá trị tương lai bền vững cho khách hàng, nâng tầm hiện đại và đổi mới cho cuộc sống.

 

Giá trị cốt lõi


  • Công Ty Tư Sang đặt chất lượng lên vị trí hàng đầu, lấy chất lượng làm vũ khí cạnh tranh cũng như xây dựng sự tín nhiệm với tất cả các đối tác và người tiêu dùng.
  • Dám nghĩ dám làm
  • Đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu
  • Đảm bảo đúng và cao hơn cam kết của mình

 

Đối tượng khách hàng Tư Sang muốn phụng sự

 

Bắt đầu với mong muốn đơn giản được giúp đỡ bà con nông dân xung quanh sửa chữa máy móc công cụ, làm bà con đỡ vất vả hơn trong công việc đồng áng. Như một điều tất yếu, hầu hết các sản phẩm máy móc nông nghiệp tiên tiến đang và sẽ được chế tạo tại công ty Tư Sang đều cùng chung một mục đích hỗ trợ tất cả bà con nông dân trong cả nước Việt Nam từ vùng đồng bằng đầm lầy đến các vùng cao nguyên đất khô cằn sỏi đá có thể tiếp cận dễ dàng hơn với việc ứng dụng công nghiệp hiện đại trong nông nghiệp. 

 

Cảm nhận của bà con nông dân trước khi sử dụng các loại máy của Tư Sang:

 

Những năm 1980, đã bắt đầu có những chiếc máy tuốt lúa với cái thùng bự sự đầu tiên xuất hiện trên đồng ruộng miền Tây Nam Bộ thay cho đập bằng tay ì ạch. Ông Tư Sang lúc đó đang làm nghề sửa máy cày, quay qua nghiên cứu các bộ phận của máy tuốt coi “nó có đặc điểm gì”. Ông thấy nó còn lẫn rơm nhiều quá, tuốt xong thì người nông dân cũng phải giũ thủ công lại lúa mới sạch. Ngoài ra, nhân công còn phải cắt rồi tốn công gom lại đưa vô máy tuốt lại một lần nữa. Tất cả công đoạn dù đã có máy móc hỗ trợ xong vẫn còn vô cùng thô sơ, tốn khá nhiều công sức cho người nông dân. 

 

Năm 1997, chạy theo phong trào máy GĐLH, Việt Nam có khá nhiều máy nhập từ Nhật, Trung Quốc. Năm đó mà nông dân nào có máy GĐLH chạy ngời ngời trên đồng ngó cũng sướng lắm. Đó được xem là tài sản vô cùng quý giá của bất kỳ người nông dân nào trên cánh đồng ruộng Nam Bộ. Thế nhưng chi phí phải bỏ ra để có 1 chiếc máy cày hay máy GĐLH nhập khẩu cũng không là nhỏ. Chưa kể đến các khâu bảo hành vô cùng khó khăn vì toàn là máy móc nước ngoài, các phụ tùng thay thế khó kiếm và đắt tiền. Một số loại máy móc không hoạt động ổn hoặc không tương thích với địa hình, loại đất đầm lầy ở miền Nam. Điều này làm người dân cũng gặp những trở ngại vô cùng lớn khi vận hành máy. 

 

Cùng khoảng thời gian đó, xuất phát từ việc thiếu nhân công trong mùa thu hoạch lúa. Mỗi năm tới mùa thu hoạch ai cũng nói nạn thiếu nhân công cắt lúa. Có lúc lúa trên đồng chín rục mà kêu công cắt hụt cả hơi, các chủ ruộng ai nấy cũng sốt ruột. Ông Tư Sang lúc ấy đã nghĩ đến việc sáng chế ra một loại máy nông cụ mà nó có thể vừa gặt vừa tuốt và vừa làm cho lúa sạch... Do có 3 chức năng cùng một lúc nên việc nghiên cứu, sáng chế ra loại máy này hết sức khó khăn. Thật ra, loại máy này chính là tương đương với máy GĐLH nước ngoài mà 1 số ít bà con lúc đó vẫn đang dùng. Nhưng tất nhiên máy GĐLH được tạo ra bởi người Việt sẽ sử dụng thích hợp hơn trên cánh đồng ở Việt Nam.

 

Cảm nhận của bà con nông dân sau khi sử dụng các loại máy của Tư Sang:

A picture containing farm machine<br><br>Description automatically generated

 

Từ năm 2006, sau biết bao lần thất bại và học hỏi kinh nghiệm từ máy ngoại nhập thì khi chiếc máy GĐLH Tư Sang đầu tiên ra đời thì chiếc máy này đã được nông dân thích thú dùng thử và đánh giá là gần gũi với ruộng đồng Việt Nam nhất. 

 

“Máy Trung Quốc dùng một năm đã trục trặc, máy của Tư Sang dùng đến ba năm vẫn còn dùng được”. Trước đây, nông dân khắp nơi lặn lội đến tìm ông Tư Sang mua máy phải mất công tốn sức vài ngày mới mang máy về được. Hiện nay khi nông dân đến cơ sở chỉ mỗi việc tham quan chọn lựa rồi về, được giao máy tận nhà. Sản phẩm được bảo hành ba tháng và trong vòng một năm dù có bất cứ sự cố gì, chỉ cần điện thoại sẽ có “tổ bảo trì lưu động” có mặt giúp nông dân tận đồng ruộng. “Máy gặt đập là gia sản của hầu hết nông dân, nhiều người mơ cả đời không có nên mình phải tạo cho họ sự an tâm tuyệt đối” - ông Tư Sang tâm sự. 

 

Nói về những ưu điểm vượt trội, Ông Tư Sang chia sẻ đầy tự hào: “Máy Trung Quốc 2,5-2,6 tấn, quá nặng, khi đưa máy xuống ruộng đều bị lún. Còn máy của Tư Sang chỉ nặng khoảng 2,1 tấn nên phạm vi sử dụng được rộng hơn. Máy của Trung Quốc kết cấu phức tạp và khó điều khiển, tiêu hao khoảng 20-24 lít dầu/ha trong khi máy này chỉ tốn nhiên liệu một nửa mà lại dễ điều khiển. Đối với loại lúa ướt, đồng lún máy Trung Quốc không thể hoạt động được vì lúa dính nhau. Hệ thống sàng không phát huy tác dụng nên lúa gặt vào máy ứ lại rồi trào ngược ra, còn máy của Tư Sang hoạt động được cho cả lúa ướt lẫn lúa khô. Tất cả là nông dân sử dụng rồi phản hồi chứ mình không đánh giá chủ quan. Về chất lượng, máy của cơ sở này ăn đứt máy nhập nên nông dân mới tín nhiệm”.

 

Bàn về giá cả, Anh Thiện - kỹ sư đại học ngành cơ khí chế tạo - con trai ông Tư Sang chia sẻ “Nói chung là máy bây giờ đạt tỉ lệ 70% đồ Việt Nam, máy nhẹ hơn, năng suất cao hơn. Trước đây một ngày gặt đập 3ha nay tăng lên 5ha, mà giá không mắc hơn trước. Hàng Kubota nhập linh kiện về ráp tại Việt Nam hiện nay giá khoảng 510 triệu đồng/chiếc, máy của tôi chỉ 273 triệu đồng/chiếc” 

Một ví dụ điển hình là ông Nguyễn Hữu Biền từ xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa (Long An), đã đến tận cơ sở của ông Tư Sang để đặt mua một máy GĐLH về phục vụ sản xuất tại địa phương. Có được máy, ông Biền vui vẻ nói: “Thật tình tôi không biết cơ sở này ra sao, chỉ thấy người ta sử dụng hiệu quả thì tôi tìm tòi mua cho bằng được để đỡ công lao động”.

Dù tuổi đã gần 80, kinh tế gia đình khá giả nhưng ông Tư Sang vẫn chưa hề nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ông cho biết: “Nếu không trực tiếp lao động chân tay thì làm cố vấn kỹ thuật. Ông hy vọng một ngày gần đây cơ sở công ty sẽ sáng chế, cải tiến ra nhiều loại nông cụ, máy móc cần thiết hơn, có ích cho ngành nông nghiệp để giúp bà con nông dân giảm bớt vất vả trong sản xuất”.