Trang chủ / Blog / 7 LOẠI MÁY NÔNG NGHIỆP “CẦN THIẾT NHẤT” CHO NÔNG DÂN

7 LOẠI MÁY NÔNG NGHIỆP “CẦN THIẾT NHẤT” CHO NÔNG DÂN



Từ thuở xa xưa, người nông dân Việt Nam đã quen với tay cuốc tay bừa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Việc đồng áng như một lẽ hiển nhiên luôn thân thuộc với những dụng cụ thủ công thô sơ, cho năng suất lao động không cao và mất nhiều công sức. Thế nhưng từ khi cuộc cách mạng công-nông nghiệp diễn ra trên quy mô toàn cầu lan rộng sang các nước thuần nông nghiệp như Việt Nam, minh chứng là sự xuất hiện của các thiết bị, máy móc, vật tư nông nghiệp mới ra đời đã đỡ đần phần nào gánh nặng lên đôi vai của người nông dân. Kể từ đó, thời gian “cặm cụi với từng hạt thóc” của người nông dân cũng được rút ngắn một cách đáng kể, để dành phần còn lại cho các hoạt động ý nghĩa hơn như: nghiên cứu giống cây trồng, kế hoạch hóa trồng trọt hay cải thiện hoạt động thâm canh. Dưới đây là TOP 7 MÁY NÔNG NGHIỆP không thế thiếu với nông dân ngày nay. 

 

1/ Máy gặt đập liên hợp 

 

Máy gặt đập liên hợp được xem   là 1 trong những dòng máy móc nông nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay. Đây là loại máy hiện đại thay thế cho các phương pháp gặt lúa thủ công truyền thống, giải phóng sức người, tiết kiệm chi phí nhân công lao động tối đa khi tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Máy gặt đập liên hợp có 3 chức năng chính là gặt - đập - sàng lúa. Cụ thể:

 - Gặt lúa: Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình thu hoạch. Nếu như trước đây người ta thường dùng lưỡi liềm để cắt lúa khá vất vả và tốn nhiều thời gian thì giờ đây việc cắt lúa đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà lại đảm bảo an toàn khi lao động.

- Đập lúa: Ban đầu việc tuốt lúa cũng sử dụng sức lao động của con người. Nhưng sau này, người ta sáng kiến gắn động cơ vào máy tuốt lúa giúp quá trình diễn ra nhanh hơn. Nhưng với máy GĐLH thì cả 2 công việc này được diễn ra liên tiếp nhau trong 1 quá trình. Nhờ thế, quá trình đập lúa cũng sẽ diễn ra nhanh gấp 3 - 4 lần so với phương pháp trước đây.

- Sàng lúa: Nếu như sử dụng phương pháp thủ công thì công đoạn này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bởi phải phụ thuộc vào thời tiết, gió trời để sàng rơm rạ, bụi ra khỏi lúa. Quá trình này thường mất khá nhiều công sức và thời gian. Nhưng với máy gặt lúa liên hợp thì mọi công đoạn đều diễn ra nhanh chóng và thuận tiện nhất. Ngoài những chức năng chính trên thì nó còn có tác dụng khác như vơ khi gặt, đóng bao sau khi làm xong,...

So với các dòng máy có xuất xứ từ Trung Quốc, máy GĐLH của Tư Sang không chỉ được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng, đánh giá cao. Bởi đây là một trong những dòng máy được chế tạo bởi trí tuệ người Việt, mà còn vì chất lượng ngang với máy nhập đi kèm là mức giá bán phù hợp túi tiền người nông dân. Vượt trội bởi trọng lượng nhẹ so với các dòng máy có xuất xứ từ Trung Quốc đa phần đều có trọng lượng nặng, từ 2,5-2,6 tấn, khiến cho việc gặt lúa tại các cánh đồng trũng, lầy trở nên khó khăn hơn do bị lún. Thì máy GĐLH Tư Sang chỉ có trọng lượng 2.5 tấn, cho phép hoạt động linh hoạt hơn trên những thửa ruộng lầy. Với dàn chân cao, việc “lội lầy” đối với dòng máy GĐLH của Tư Sang không còn là vấn đề khó khăn. Điều khiển dễ dàng, tiết kiệm nhiên liệu. Khắc phục tốt nhược điểm cố hữu đó trên các dòng máy có xuất xứ từ Trung Quốc khi mức tiêu hao nhiên liệu chỉ 15 lít/ha. Máy vẫn hoạt động hiệu suất cao dù là lúa ướt hay lúa khô. Đặc biệt, giàn cào gạt lúa kiểu guồng gạt được cải tiến có thể bốc được những cây lúa bị ngã đổ nghiêng đến 45 độ. Tính năng đặc biệt này giúp giảm thiểu việc gặt sót lúa, đồng thời rất hữu dụng trên những thửa ruộng bị mưa gió làm xiêu đổ. Với cải tiến mới, máy gặt đập Tư Sang có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng không thuận lợi. 

[https://youtu.be/agts0dZXKKQ] (chèn link youtube)




 

2/ Máy Cuốn Rơm

 

Máy cuốn rơm là một thiết bị nông nghiệp tuy mới mà không mới tại nước ta. Đặc biệt là đồng bằng Nam Bộ đã ứng dụng loại máy này từ lâu. Máy cuốn rơm giúp bà con dễ dàng thu gom rơm được thả ra trên đồng từ sau khâu hoạt động của máy gặt đập liên hợp. Các cuốn rơm được bó tròn rất gọn và đẹp mắt để dự trữ và đem đến nhiều lợi ích trong cả việc canh tác canh nông nghiệp cũng như lợi ích kinh tế đáng kể . 

Trên thực tế, việc ứng dụng cơ giới hóa bằng máy GĐLH vào khâu thu hoạch lúa làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bởi rơm được thả ra từ máy GĐLH sau khi được gặt đập sẽ nằm rải rác trên bề mặt ruộng lúa chứ không tập trung như trước nữa. Thực tế lượng rơm rạ được tận dụng chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại do không có nhu cầu sử dụng nên dẫn đến tình trạng người dân đốt rơm, rạ trực tiếp trên cánh đồng, gây ra ô nhiễm môi trường và làm chai cứng đất, giảm khả năng giữ nước, giữ phân bón, làm tăng chi phí sản xuất…. đặc biệt là lãng phí phụ phẩm nông nghiệp. 

Chính nhu cầu thu gom, dự trữ lượng rơm lớn đã thúc đẩy nhiều nhà khoa học nông dân chế tạo ra chiếc máy để thay họ thu gom rơm. Và thực tế cho thấy, nếu những máy móc khác chủ yếu là nhập khẩu thì những chiếc máy cuốn rơm đang lưu hành trên đất nước ta đa số là máy do chính bà con ta chế tạo ra.

Trong số đó 2 dòng máy cuốn rơm mang thương hiệu Tư Sang hiện đang là dòng máy cuộn rơm được bà con nông dân tin dùng đa số. 

Với các ưu điểm vượt trội, cụ thể như: Đầu máy cuốn rơm Sufast C850 và máy cuốn rơm tự hành TS-C850 thế hệ thứ 4 với nhiều cải tiến. Đầu máy cuốn rơm Sufast C850 được lắp đặt vào máy cày Kubota của gia đình, có thể hoạt động tốt trên cả nền ruộng khô và ướt. Cơ chế vận hành của máy khá đơn giản. Rơm được trục bánh răng của máy cuốn vào và được nén chặt bởi trục cuộn nằm phía trong. Sau khi cuộn rơm đạt tiêu chuẩn kích thước và trọng lượng sẽ được buộc lại bởi hệ thống dây quấn, thắt nút cắt tự động và cuộn rơm sẽ được nhả ra ngoài. Mỗi cuộn rơm hoàn thành trung bình trong thời gian từ 45 - 60 giây. Trung bình mỗi sào ruộng máy sẽ cuốn được từ 6 - 10 cuộn rơm; mỗi cuộn rơm có đường kính 50 cm, dài 70 cm, trọng lượng bình quân từ 10 - 12 kg/cuộn tùy loại rơm khô hay ướt. 

 

                                                                    Đầu máy Sufast C850 phiên bản đặc biệt 

Ngoài ra, dòng máy cuốn rơm tự hành TS -C850 là dòng máy đã được cải tiến máy đến thế hệ thứ tư năm 2022. Máy cuốn rơm tự hành bao gồm 2 dòng máy: lái cơ và lái thủy lực.  Năng suất cuốn rơm từ 70-120 cuộn/giờ. Máy được vận hành với động cơ công suất lớn trên 70hp. Máy được trang bị thùng chứa rơm chứa được 50 cuộn. Máy có thể cuộn đến 16kg/cuộn. Máy đã được cải tiến để tiết kiệm nhiên liệu và được cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì máy cho nông dân. 

      Máy cuốn rơm tự hành TS-C850 của doanh nghiệp Tư Sang

3/ Máy Sạ 

 

Máy sạ lúa theo khóm là loại máy cải tiến từ máy cấy nên có hoạt động tương tự như máy cấy, tạo ra ruộng lúa sạ theo hàng, theo khóm như ruộng lúa cấy. Máy sạ lúa theo khóm hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để có thể đưa vào phục vụ cơ giới hóa sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Máy có năng suất làm việc cao, kỹ thuật vận hành đơn giản, nhất là mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng lúa; ruộng lúa sạ theo khóm như ruộng lúa cấy, nhưng về mặt hiệu quả kinh tế thì ruộng lúa sạ theo khóm vượt trội hơn ruộng lúa cấy do bỏ qua công đoạn gieo mạ khá phức tạp, giảm được chi phí gieo cấy. Bên cạnh đó, ruộng lúa sạ theo khóm phát huy được hiệu ứng hàng biên giúp ruộng lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

            

4/ Máy Cấy


Máy cấy lúa là một loại máy móc nông nghiệp được bà con nông dân sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Máy cấy lúa dễ dàng di chuyển trên bờ và trên ruộng, có cách vận hành đơn giản. Máy cấy lúa trung bình có thể cấy được 1 ha trong 2 giờ.

 

Tùy theo mỗi hãng sản xuất, giá máy cấy có thể dao động trong khoảng từ 5 triệu cho đến hơn 100 triệu đồng.

 

5/ Máy Cày


Cày là nông cụ canh tác quen thuộc đối với bà con nông dân, vùng quê hay những vùng làm nông nghiệp. Cày bừa là bước đầu trong quá trình canh tác nông nghiệp, gieo trồng hoa màu. Đây là quá trình làm xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm, lật trở lớp đất bên trên, mang chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị phân huỷ. Đồng thời, cũng làm thông khí đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Nhờ công đoạn đó mà hoa màu, rau củ, hạt khi gieo xuống đất sẽ dễ dàng hấp thu được chất dinh dưỡng từ đất và phát triển một cách tốt nhất. 

Máy cày được trang bị lưỡi sắt sắc, nhọn. Cho dù là những vùng đất cứng, nhiều sỏi đá, máy cày cũng có thể giúp bạn đáp ứng được nhu cầu một cách tốt nhất. Không chỉ cày xới, tạo độ tơi xốp cho đất, máy cày còn có khả năng làm sạch cỏ tại những ruộng bùn nhiều nước. Chức năng này của máy cày giúp người nông dân vừa tiết kiệm được sức lực, vừa tiết kiệm được thời gian.

7/ Máy Bơm Nước Nông Nghiệp


Máy bơm nước nông nghiệp là thiết bị vật tư quá quen thuộc với bà con nông dân có vai trò dẫn lưu lượng nước cực lớn từ nguồn ao hồ, sông, suối. Cấp nước, tưới tiêu dễ dàng cho nông sản cực nhanh mà không mất công sức tưới thủ công. Bên cạnh đó, thiết bị còn đóng vai trò hỗ trợ bơm thoát lũ. Ứng dụng đắc lực trong vệ sinh chuồng trại hay xử lý nước sạch công nghiệp.


Ưu điểm của máy bơm nước là có thể dẫn nước vào ruộng, vườn với cột áp ổn định. Do đó giúp cho việc điều tiết thủy lợi cho bà con được dễ dàng hơn. Máy có thiết kế gọn nhẹ, bền bỉ, thời gian sử dụng cao, chống ăn mòn, độ bền cao.

 

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn về các dòng máy:
 
📍Ấp An Thạnh, Xã Đông Hòa Hiệp, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang

 0797979369

📧 [email protected]